Nguyên lý hoạt động hệ thống điện mặt trời hòa lưới

Nguyên lý điện mặt trời

Điện mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo vô tận mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Trong bối cảnh các nguồn năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt. Nguồn điện sản xuất ra cung cấp cho thị trường không đủ cho nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của người dân. Chính vì vậy mà ngành năng lượng tái tạo đang được nghiên cứu và khai thác đưa vào sử dụng rộng rãi.

 Vậy bạn đã biết được Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời thế nào chưa? Hãy cùng VŨ SƠN SOLAR tìm hiểu nhé!

Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện năng lượng mặt trời nguyên lý điện mặt trời

Các tấm pin năng lượng mặt trời thu thập bức xạ mặt trời chuyển hóa thành dòng điện một chiều (DC). Dòng điện DC nhờ thiết bị chuyển đổi INVERTER sẽ được chuyển hóa thành dòng điện xoay chiều (AC) phục vụ hoạt động của tất cả các thiết bị điện của cơ sở lắp đặt.

Thiết bị hòa lưới INVERTER trang bị thuật toán MPPT (Maximum Power Point Tracking) nhằm tối ưu hóa năng lượng tạo ra từ hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Tuỳ theo mục đích sử dụng điện của cơ sở, hệ thống điện mặt trời được phân thành 3 hệ thống chính: hệ thống độc lập, hệ thống hoà lưới và hệ thống hoà lưới lưu trữ. Trong đó, hệ thống hoà lưới được ứng dụng rộng rãi nhất vì nguyên lý hoạt động phù hợp với phần lớn nhu cầu của thị trường.

Nguyên lý điện mặt trờiMô hình điện mặt trời hòa lưới

Các loại hình hệ thống điện năng lượng mặt trời nguyên lý điện mặt trời

Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập:

nguyên lý điện mặt trời

Sơ đồ đấu nối hệ thống ĐMT độc lập

Nguyên lý hoạt động: Ánh sáng mặt trời sau khi được hấp thụ và chuyển đổi thành điện DC thông qua các tấm pin năng lượng mặt trời. Nguồn điện DC này được sạc vào hệ thống ắc quy lưu trữ bằng thiết bị sạc chuyên dụng (Solar charge). Điện DC từ ắc quy được chuyển đổi thành điện AC bởi thiết bị inverter độc lập. Nguồn điện AC này sẽ cung cấp trực tiếp cho các phụ tải sử dụng. Tổng công suất phụ tải sử dụng phải thấp hơn công suất inverter. Thời gian sử dụng của các phụ tải phụ thuộc vào sản lượng điện mặt trời tạo ra và dung lượng ắc quy có sẵn.

Ứng dụng: Dựa trên nguyên lý hoạt động như trên, hệ thống ĐMT độc lập phù hợp với những khu vực không có điện lưới hoặc giá mua điện lưới quá cao.

Ưu điểm:

  • Hệ thống hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào điện lưới;

Nhược điểm:

  • Hạn chế sử dụng với các phụ tải có công suất lớn;
  • Phụ thuộc vào thời tiết;
  • Khó sử dụng và bảo trì, bảo dưỡng;
  • Chi phí cao.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới:

nguyên lý điện mặt trờiSơ đồ đấu nối hệ thống hoà lưới

Nguyên lý hoạt động: Điện DC tạo ra từ các tấm pin NLMT được chuyển đổi trực tiếp thành điện AC thông qua thiết bị inverter hoà lưới. Dòng điện AC này được đấu nối song song với nguồn điện từ lưới điện và cung cấp trực tiếp cho các phụ tải của cơ sở. Các trường hợp có thể xảy ra:

  • Nguồn điện từ hệ thống ĐMT lớn hơn (hoặc bằng) phụ tải sử dụng, một phần phụ tải sẽ tiêu thụ lượng ĐMT này, phần còn dư sẽ hoà vào lưới điện và bán cho điện lực;
  • Nguồn điện từ hệ thống ĐMT nhỏ hơn phụ tải sử dụng, phụ tải sẽ ưu tiên sử dụng lượng ĐMT này, phần còn thiếu được lấy bổ sung từ điện lực.
  • Trường hợp mất điện lưới: hệ thống ĐMT cũng dừng hoạt động vì tiêu chuẩn an toàn bắt buộc của điện lực.

Ứng dụng: hệ thống ĐMT hoà lưới phù hợp với tất cả các cơ sở đang sử dụng điện nhằm cắt bớt lượng điện mua từ điện lực.

Ưu điểm:

  • Dễ sử dụng và bảo trì, bảo dưỡng;
  • Hoạt động tự động và không phụ thuộc vào công suất phụ tải;
  • Chi phí thấp nhất;
  • Là giải pháp mang lại hiệu quả đầu tư tốt nhất.

Nhược điểm:

  • Hệ thống mất điện khi cúp điện lưới, ngay cả khi có nắng;
  • Phụ thuộc vào giá mua điện dư của điện lực

Tham khảo thêm tại: vusonsolar.com

Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có lưu trữ.

nguyên lý điện mặt trời

Sơ đồ đấu nối hệ thống ĐMT hoà lưới lưu trữ

Nguyên lý hoạt động: là hệ thống kết hợp giữa hệ thống độc lập và hoà lưới. Nguyên lý hoạt động tương tự hệ thống hoà lưới. Tuy nhiên, trong trường hợp mất điện lưới, hệ thống vẫn có thể hoạt động bình thường, lúc này điện tạo ra từ hệ thống được ưu tiên cấp cho phụ tải sử dụng, nếu dư sẽ được nạp vào ắc quy hoặc ngược lại, nếu thiếu sẽ lấy điện từ hệ thống ắc quy để cung cấp cho phụ tải.

Ứng dụng: Phù hợp với tất cả các cơ sở sử dụng điện. Tuy nhiên, hệ thống mang lại hiệu quả tốt nhất với mục đích dân dụng.

Ưu điểm:

  • Giải quyết tất cả nhược điểm của 2 hệ thống độc lập và hoà lưới;
  • Giải pháp tiên tiến nhất và mang lại tính tiện ích cao.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao
  • Hạn chế sử dụng với các phụ tải có công suất lớn.

Xem các hệ thống mẫu phù hợp

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

sunwin trực tiếp đá gà thomo

Xem Xoilacz TV tiếng Việt