Tổng hợp các nguyên nhân gây cháy, nổ hệ thống điện mặt trời

Hệ thống điện mặt trời được ứng dụng công nghệ hiện đại, mang lại hiệu quả sử dụng cao, giúp tiết kiệm tối đa các hóa đơn tiền điện hàng tháng,… Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, hệ thống điện năng lượng mặt trời thường xảy ra sự cố nghiêm trọng, điển hình là cháy nổ. Vậy những nguyên nhân gây cháy nổ hệ thống điện mặt trời là gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của VŨ SƠN SOLAR để biết chi tiết.

hệ thống điện mặt trời
Hệ thống điện mặt trời bị cháy, nổ bởi tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau

Những nguyên nhân gây cháy, nổ hệ thống điện mặt trời

Hiện nay, điện mặt trời được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà máy,… Tất nhiên, có “cầu” thì chắc chắn sẽ có “cung”. Vì vậy, không quá khó hiểu khi có hàng loạt các đơn vị, cơ sở lắp điện mặt trời ra đời như “nấm mọc sau mưa”.

Tuy nhiên, nhiều công ty thi công “non” kinh nghiệm, từ đó dẫn đến những sai sót khi lắp đặt, gây nên sự cố nghiêm trọng, trong đó có cháy nổ. Ngoài ra, tình trạng cháy nổ điện mặt trời còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó là những nguyên nhân nào? Theo dõi ngay!

Pin kém chất lượng 

Tấm pin năng lượng mặt trời là thiết bị quan trọng trong hệ thống. Nó được tạo ra từ các mô-đun quang điện (PV) gồm các tế bào quang điện (Solar cell) kết nối với nhau ở các điện áp và công suất khác nhau. Chúng đóng vai trò hấp thu năng lượng và chuyển đổi quang năng thành điện năng, cung cấp cho các hoạt động phục vụ sinh hoạt, sản xuất.

Tuy nhiên, lợi dụng sức nóng của điện mặt trời và tâm lý “ham rẻ” của người tiêu dùng, một số đơn vị phân phối đã nhập hàng kém chất lượng,  các đơn vị phân phối sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, giá rất rẻ.

Việc sử dụng các tấm pin mặt trời kém chất lượng dẫn đến nhiều hậu quả, như:

    • Gây ảnh hưởng đến việc chuyển đổi điện năng
    • Gây cháy, nổ, nguy hiểm đến tính mạng con người
hệ thống điện mặt trời
Các tấm pin kém chất lượng cũng là nguyên nhân dẫn đến cháy nổ hệ thống điện mặt trời

PV HOTSPOT (Điểm chết PV)

Tác dụng của Hotspot lên tấm pin mặt trời xuất hiện khá sớm nếu như hệ thống đang có vấn đề. Tấm pin mặt trời bị che khuất, chịu các tác động như mưa đá, bão, vật thể lạ,… là ảnh hưởng đến bề mặt kính, tạo ra các hotspot gây nứt và vỡ lớp kính. Khi có tấm pin bị vỡ thì hơi ẩm sẽ xâm nhập bên trong và làm hư tấm pin. Các điểm hotspot này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động và gây cháy pin.

he thong dien mat troi 2 2

Lỗi cắm ngược cực âm – dương

Việc lắp sai các cực điện âm dương sẽ làm quá trình hoạt động bị biến đổi. Điều này khiến hệ thống bị chập điện, làm ảnh hưởng đến inverter điện mặt trời. Đây là lỗi kỹ thuật. Do đó, chủ đầu tư không nên tự lắp điện mặt trời nếu không thực sự am hiểu về lĩnh vực này. Tốt nhất, chủ đầu tư nên nhờ đến sự tư vấn, hỗ trợ từ đội ngũ lắp điện mặt trời chuyên nghiệp. Họ là những người giàu kinh nghiệm, giúp bạn chọn được phương án thi công tối ưu nhất.

Bạn quan tâm: CHỐNG SÉT ĐIỆN MẶT TRỜI VÀ A – Z NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

DC ARC FAULT (Lỗi hồ quang điện DC)

Sự phóng điện hồ quang DC có thể xảy ra bất cứ chỗ nào trong hệ thống dây điện cao thế DC. Điều này dẫn đến các lỗi và gây hỏa hoạn.

Một số yếu tố tác động dẫn đến phóng hồ quang điện như:

    • Động vật (chuột, côn trùng,…) làm hỏng cáp.
    • Thiên tai (lốc xoáy, lũ lụt, gió lớn,….).
    • Do sự cố khi thi công như dẫm qua dàn mái, khoan xuyên tường,….
    • Lỗi của khớp nối và vỏ nhựa do tiếp xúc với tia cực tím; đường dây điện từ các tấm quang năng điện đến inverter bị bong tróc hoặc jack cắm thi công không đảm bảo,…
    • Lựa chọn chất lượng kém, thiết bị vật tư không phù hợp.
    • Lắp đặt không đúng quy trình, dẫn đến những sai sót trong kỹ thuật.
    • Các tấm pin được kết nối với nhau lỏng lẻo, cáp MC4 siết không đủ chặt dẫn đến cháy đầu MC4.
he thong dien mat troi
DC ARC FAULT (Lỗi hồ quang điện DC)

Xước dây 

Việc các dây nối bị xước cũng là nguyên nhân dẫn đến cháy nổ, gây nguy hiểm cho người lắp đặt và người sử dụng. Do đó, khi lắp điện mặt trời, bạn cần thận trọng và tỉ mỉ trong từng thiết bị, từng chi tiết. Việc các dây nối bị xước cũng gây nguy hiểm cho người lắp đặt và sử dụng khi có thể xảy ra hiện tượng giật điện.

Bạn có biết: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO KHI LẮP ĐIỆN MẶT TRỜI

Lỗi chạm đất DC

Trong quá trình lắp đặt, dây DC có thể bị chạm đất. Điều này khiến dây bị sờn, đứt, khi tiếp xúc trực tiếp với thanh ray kim loại, đất gây ra hiện tượng ngắn mạch DC.

Đấu nhầm pha

Việc đấu nhầm pha sẽ gây nên hiện tượng đoản mạch, nghiêm trọng hơn là hư hỏng bộ biến tần điện mặt trời. Ngoài ra, yếu tố này có thể dẫn đến hiện tượng giảm hiệu suất của hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Để tránh tình trạng này, người thi công cần đo đạc theo đúng kỹ thuật điện để tránh tình trạng đấu nhầm, thêm định danh cho các dây AC ( L1,L2,L3,N,……).

he thong dien mat troi 6
Đấu điện năng lượng mặt trời 3 pha

Cách phòng ngừa tình trạng cháy nổ điện mặt trời

Lựa chọn thiết bị hệ thống điện mặt trời phù hợp

Có 2 thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống là tấm pin năng lượng mặt trời và biến tần inverter. Do đó, để hạn chế rủi ro không đáng có, bạn cần chọn thiết bị phù hợp, đáp ứng công năng sử dụng.

Đối với pin mặt trời: 

Hiện nay, các dòng pin phổ biến là pin dạng đơn tinh thể, đa tinh thể và tấm pin dạng mỏng. Trong đó, các tấm pin dạng phim mỏng thường chứa nhiều thành phần có khả năng bắt cháy cao hơn so với tấm pin dạng tinh thể. Do đó, các chuyên gia khuyến khích sử dụng pin dạng tinh thể và ưu tiên chọn pin có khả năng chịu lửa để lắp điện mặt trời áp mái.

Đối với Inverter:

Các chuyên gia năng lượng khuyến khích sử dụng micro – inverter để hạn chế khả năng phát sinh hồ quang điện một chiều trên hệ thống.

Bố trí thiết bị của hệ thống điện mặt trời đúng kỹ thuật

Để hạn chế tối đa các tình trạng cháy, nổ điện mặt trời, bạn cần chú ý bố trí các thiết bị hợp lý, đúng kỹ thuật. Cụ thể:

    • KHÔNG lắp pin mặt trời phía trên các không gian thuộc hạng nguy hiểm cũng như các khu vực có thể bị tích tụ khí, các kho, không gian lưu trữ chất cháy, kho chứa xăng dầu, khí gas,…
    • Các tấm pin mặt trời lắp đặt trên mái phải được chia thành các nhóm, dãy với kích thước không quá 40m x 40m cho mỗi nhóm, khoảng cách giữa 02 nhóm không được nhỏ hơn 1,5m.
    • Đối với các mái có bố trí lan can xung quanh thì pin mặt trời phải được lắp đặt cách lan can khoảng 2.5m.
    • Bố trí tấm pin, đường dây và các thiết bị của hệ thống điện mặt trời KHÔNG ĐƯỢC che chắn các quạt tăng áp, hút khói, không làm cản trở lối tiếp cận đến trạm bơm và các hệ thống PCCC khác của công trình.
    • KHÔNG bố trí tấm pin trong phạm vi 3m xung quanh lối ra mái qua các buồng thang bộ, thang chữa cháy, các lỗ mở qua cửa sập.
    • Tính toán tải trọng ảnh hưởng đến kết cấu mái trong điều kiện thường và trong điều kiện cháy.
    • KHÔNG lắp đặt tấm pin trên các mái làm bằng vật liệu cháy hoặc có vật liệu hoàn thiện là chất cháy.
    • Interver và các tủ đóng cắt, tủ đấu dây,… khi bố trí trong nhà phải bố trí trong một phòng, không gian riêng biệt để giám sát và bảo vệ. Các thiết bị của hệ thống phải được nối đất bảo đảm theo quy định.
hệ thống điện mặt trời
Bộ biến tần được lắp đặt ở vị trí riêng biệt

Vận hành và điều khiển

Hệ thống điện mặt trời phải được trang bị các thiết bị ngắt khẩn cấp. Thiết bị này cần được bố trí cả ở vị trí inverter và vị trí tủ đóng cắt. Tại các vị trí này, bạn phải niêm yết hướng dẫn, quy trình vận hành.

he thong dien mat troi 1 1
Hệ thống điện mặt trời phải được trang bị các thiết bị ngắt khẩn cấp.

Trang bị phương tiện PCCC

Các gian phòng trong nhà có bố trí thiết bị của hệ thống điện mặt trời mái nhà như: inverter, tủ đóng cắt,… phải được trang bị phương tiện, hệ thống PCCC theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC hiện hành.

 

Một số lưu ý khác

Ngoài ra, bạn cần đảm bảo các yếu tố khác như:

    • Lựa chọn vật tư, phụ kiện phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng, sử dụng các dòng công nghệ nâng cao độ an toàn.
    • Lựa chọn đơn vị thi công uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điện mặt trời.
    • Đặt bộ inverter, bảng điều khiển trung tâm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc với các vật dụng dễ cháy, phòng kín.
    • Tủ điện phải được bảo vệ bằng các aptomat chuyên dụng, các nguồn điện phải có hệ thống chống sét lan truyền trên đường dây.
    • Các đấu nối phải được bọc dán kín, bấm đầu cos trước khi vận hành.
    • Hệ thống tiếp địa an toàn, tách riêng với hệ thống tiếp địa chống sét của gia đình, nhà xưởng, tòa nhà…
    • Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hệ thống để kiểm tra các mối nối, chất lượng của các thiết bị, đảm bảo quá trình vận hành tốt nhất.

VŨ SƠN SOLAR – Công ty lắp điện mặt trời uy tín toàn quốc

Thực tế, để hạn chế các rủi ro, tình trạng cháy nổ hệ thống, bạn nên nhờ đến sự tư vấn, hỗ trợ từ các công ty lắp điện mặt trời chuyên nghiệp. Họ sở hữu đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, giúp khách hàng có được phương án thi công tối ưu nhất.

he thong dien mat troi 2 1
Đội ngũ chuyên nghiệp nhà VŨ SƠN SOLAR giúp khách hàng lắp điện mặt trời an toàn, chất lượng

VŨ SƠN SOLAR tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực điện mặt trời. Chúng tôi là chuyên gia trong lĩnh vực: tư vấn, thiết kế, cung cấp & thi công hệ thống điện năng lượng mặt trời. Các thiết bị, vật tư đều được chúng tôi nhập khẩu từ các thương hiệu nổi tiếng, chất lượng và chính hãng.

Đặc biệt, dịch vụ điện mặt trời tại Vũ Sơn Solar được bảo hành lên đến 12 năm và 25 năm đối với pin năng lượng mặt trời. Chưa hết, chúng tôi cam kết bảo dưỡng sản phẩm 3 năm đầu hoàn toàn MIỄN PHÍ. Đặc biệt, Vũ Sơn Solar sẽ luôn có chương trình khuyến mãi đặc biệt với các gói giá đặc biệt dành riêng cho bạn.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG VŨ SƠN

  • Trụ sở chính: 101 Tỉnh lộ 44A, Tt. Long Điền, Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Điện thoại: 0908 936 736 – 02543 842 616
  • Chi nhánh: 1078 Quang Trung, P. Chánh Lộ, TP. Quảng Ngãi, Quảng Ngãi
  • Điện thoại: 090 4499 091 – 02553 726 727
  • Email: info@vusonsolar.vn
  • Website: www.vusonsolar.vn
  • Facebook: fb.com/vusonsolar
5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *