So sánh 3 hệ thống điện năng lượng mặt trời chuẩn nhất 2023

Hiện nay, 3 hệ thống điện năng lượng mặt trời phổ biến gồm: điện mặt trời mái nhà (điện mặt trời áp mái), điện mặt trời mặt đất và hệ thống điện mặt trời nổi. Mỗi hệ thống điện mặt trời sở hữu đặc điểm, ưu nhược điểm khác nhau. Vậy 3 hệ thống này giống và khác nhau thế nào? Nên lựa chọn hệ thống nào để có công suất tốt nhất? Chi phí lắp đặt như thế nào?… Theo dõi những chia sẻ dưới đây của VŨ SƠN SOLAR nhé!

điện năng lượng mặt trời
Dự án điện mặt trời áp mái được thực hiện bởi VŨ SƠN SOLAR

Hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà là gì?

Điện mặt trời mái nhà còn được gọi là điện mặt trời áp mái, là hệ thống điện được lắp đặt trên mái nhà, sàn sân thượng,… Đây là những vị trí tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Lắp đặt điện mặt trời áp mái chính là giải pháp tuyệt vời để biến ngôi nhà của bạn trở thành một trạm phát điện dựa vào năng lượng mặt trời (năng lượng tái tạo). Nó vừa cung cấp điện sinh hoạt cho gia đình vừa thân thiện với môi trường.

điện năng lượng mặt trời
Hệ thống điện mặt trời được lắp đặt trên sân thượng công trình

Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời áp mái hoạt động dựa trên nguyên lý:

Các tấm pin năng lượng mặt trời hấp thụ ánh nắng mặt trời và tạo ra dòng điện một chiều. Dòng điện này được truyền trực tiếp tới bộ biến tần (inverter). Bộ chuyển đổi Inverter này có nhiệm vụ chuyển dòng điện một chiều thành xoay chiều, phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

Hệ thống điện mặt trời áp mái dành cho khách hàng nào?

Điện mặt trời áp mái được ứng dụng phổ biến trong hầu hết các gia đình, hộ kinh doanh, nhà xưởng, văn phòng, doanh nghiệp,…  Bất cứ khách hàng nào có nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng sạch, có đủ điều kiện về diện tích phần mái,… thì đều có thể lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời.

điện năng lượng mặt trời

Một số công suất mà khách hàng có thể cân nhắc và lựa chọn:

  • Dành cho gia đình: Hệ thống điện mặt trời 1 – 10 kW
  • Dành cho hộ kinh doanh: Hệ thống điện mặt trời 5 – 20 kW
  • Dành cho văn phòng hành chính: Hệ thống điện mặt trời 10kW, 15kW, 20kW,…
  • Dành cho doanh nghiệp: Hệ thống điện mặt trời 20kW, 25kW, 30kW, 50kW,…

Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà cần lưu ý điều gì?

Để mang lại hiệu quả tối ưu nhất, bạn cần lưu ý một số yếu tố khi lắp điện mặt trời áp mái. Đó là:

Lựa chọn công suất phù hợp:

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn cân nhắc lựa chọn mức công suất phù hợp nhất. Nếu công suất quá nhỏ có thể sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu nguồn điện sử dụng. Ngược lại, nếu công suất quá lớn so với nhu cầu thì dẫn đến chi phí đầu tư cao, gây lãng phí.

Lựa chọn đơn vị uy tín:

Điện mặt trời là hệ thống được ứng dụng công nghệ hiện đại. Do đó, các thiết bị cần được đảm bảo chất lượng 100%, hàng chính hãng, có bảo hành,… Ngoài ra, bạn cần lựa chọn công ty lắp điện mặt trời uy tín, giàu kinh nghiệm để thiết kế, thi công dự án. Một đội ngũ thi công chất lượng kết hợp cùng thiết bị, vật tư chính hãng,… chắc chắn sẽ mang lại công trình đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

điện năng lượng mặt trời
VŨ SƠN SOLAR – Đơn vị thiết kế, thi công lắp điện mặt trời chất lượng hàng đầu Việt Nam

Lắp điện mặt trời mái nhà bao nhiêu tiền?

Giá điện mặt trời áp mái phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Quy mô dự án
  • Giá vật tư
  • Điều kiện thi công
  • Đơn vị thi công lắp đặt hệ thống

Tùy vào từng gói điện mặt trời gia đìnhđiện mặt trời doanh nghiệp,… công ty điện mặt trời sẽ đưa ra từng gói báo giá khác nhau.

Để nhận được báo giá chính xác nhất, LIÊN HỆ NGAY – VŨ SƠN SOLAR –   0908 936 736

Hệ thống điện năng lượng mặt trời mặt đất

Hệ thống điện mặt trời mặt đất là gì?

Điện năng lượng mặt trời mặt đất là hệ thống điện sử dụng các giá đỡ đặt/ cắm trên mặt đất trống để nâng đỡ các tấm pin mặt trời. Đây là phương pháp lắp đặt thay thế tuyệt vời cho những công trình không có đủ không gian mái nhà hoặc mái nhà không đủ điều kiện lắp đặt.

Cũng như hệ thống điện mặt trời áp mái, hệ thống này cũng sử dụng các tấm pin hấp thụ ánh sáng, thông qua biến tần inverter, dòng điện một chiều trở thành dòng điện xoay chiều, cung cấp cho các tải tiêu thụ. Điểm khác biệt duy nhất là ở vị trí lắp đặt. Hệ thống điện mặt trời mặt đất thường được ứng dụng nhiều trong các trang trại lớn.

dien nang luong mat troi 3
Hệ thống điện sử dụng các giá đỡ đặt/ cắm trên mặt đất trống để nâng đỡ các tấm pin mặt trời.

Có nên lắp điện năng lượng mặt trời mặt đất?

Hệ thống điện mặt trời mặt đất sẽ là lựa chọn phù hợp số 1 khi khách hàng sở hữu diện tích đất trống lớn. Phần khung mặt đất được thiết kế khá linh hoạt. Yếu tố này giúp bạn có thể điều chỉnh các hướng và góc nghiêng của pin mặt trời để có thể hấp thu ánh sáng mặt trời tốt nhất.

Bên cạnh đó, việc vệ sinh, bảo dưỡng hệ thống cũng khá đơn giản. Khi có sự cố xảy ra, bạn không cần leo trèo cao. Với hệ thống điện mặt trời, khách hàng cần chọn khu vực lắp đặt thoáng, có bức xạ mặt trời lớn.

dien nang luong mat troi 5

Những lưu ý khi lắp điện mặt trời mặt đất

Khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mặt đất, người dùng cần lưu ý đến 3 vấn đề cơ bản sau:

  • Xem địa thế, loại đất,… khu vực lắp đặt có phù hợp không, từ đó bạn có thể lên phương án điều chỉnh, lắp đặt khung giàn, giá đỡ, kích thước móng,… phù hợp.
  • Khảo sát không gian xung quanh như ngôi nhà, vườn cây, cột đèn,… xem có ảnh hưởng đến hoặc bị ảnh hưởng bởi hệ thống không.
  • Có những tính toán kỹ cho kế hoạch sử dụng, tránh gây lãng phí.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời nổi

Hệ thống điện mặt trời nổi là gì?

Điện mặt trời nổi (Floating Solar System) là hệ thống điện mặt trời có các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp cố định vào cấu trúc (hệ thống nâng đỡ) nổi trên mặt nước. Địa điểm lắp đặt thường là các vùng nước tĩnh lặng như hồ, ao, sông, đập nhân tạo, hồ xử lý nước thải, vùng đất ngập nước, vùng biển gần bờ,…

dien nang luong mat troi 1
Hệ thống điện mặt trời có các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp cố định vào cấu trúc nổi trên mặt nước.

Hệ thống điện mặt trời nổi cũng đã được đưa vào hoạt động tại Việt Nam như các dự án:

  • ĐMT nổi hồ Đa Mi, KN Srêpốk 3 (Đắk Lắk)
  • KN Ialy Gia Lai (Gia Lai)
  • KN Ialy Kon Tum (Kon Tum)
  • KN Buôn Tua Srah (Đắk Nông)
  • KN Trị An (Đồng Nai)

Điện mặt trời nổi: Ưu điểm gì?

  1. Tiết kiệm chi phí: Với hệ thống điện mặt trời nổi, chủ đầu tư có thể tiết kiệm được khá nhiều khoản chi phí như phí san lấp mặt bằng, phí đặt nền móng,…
  2. Tăng hiệu suất phát điện: Nhiệt độ của tấm pin thường cao hơn so với nhiệt độ môi trường khoảng 25 độ C. Khi nhiệt độ của các modules pin mặt trời tăng sẽ làm cho hiệu suất biến đổi quang điện của hệ thống giảm. Nếu lắp đặt pin mặt trời nổi lên mặt nước thì nhiệt độ pin sẽ bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ môi trường. Điều này giúp làm tăng hiệu suất phát điện lên đến 12%, thậm chí là 50%.
  3. Bảo vệ môi trường và nguồn nước: Theo nghiên cứu, các hệ thống điện mặt trời nổi giúp hạn chế ánh nắng chiếu xuống nước, giúp giảm 70% lượng nước bốc hơi, hao hụt. Tất nhiên, điều này có ý nghĩa đối với các khu vực nắng nóng, các hồ nuôi trồng thủy sản, hồ thủy lợi,…  Ngoài ra, sự tồn tại của các tấm pin mặt trời giúp tạp bóng râm che phủ mặt nước, hạn chế sự phát triển của tảo nở hoa, cải thiện nguồn nước, tăng lượng oxy trong nước.
  4. Tận dụng được cơ sở hạ tầng của các dự án thủy điện: Chủ đầu tư sẽ tận dụng được cơ sở hạ tầng hiện có như đập thủy điện, hệ truyền tải điện (đường dây tải điện, các thiết bị điều khiển, điểm đầu nối, máy biến thế,…)
dien nang luong mat troi 8
các tấm pin mặt trời giúp tạp bóng râm che phủ mặt nước, hạn chế sự phát triển của tảo nở hoa, cải thiện nguồn nước.

Nhược điểm hệ thống điện mặt trời nổi

Tuy nhiên, việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời nổi còn gặp một số hạn chế nhất định, đó là:

  • Chi phí đầu tư lớn:  Chủ đầu tư phải tốn chi phí sản xuất, lắp đặt hệ thống phao, neo;…  Dự tính chi phí này chiếm tới 1/3 tổng chi phí đầu tư.
  • Chỉ phù hợp với hệ thống lớn: Hệ thống điện mặt trời nổi thường lắp từ hàng trăm đến hàng nghìn tấm pin mặt trời. Vì thế, hệ thống chỉ phù hợp với hệ thống lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn.
  • Chưa được đầu tư tại Việt Nam: Điện mặt trời nổi là công nghệ mới, ở giai đoạn đầu của sự phát triển nên hầu hết các quốc gia chưa có cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy, hỗ trợ phát triển hệ thống.

Mặc dù còn một số hạn chế nhất định nhưng hệ thống điện mặt trời nổi vẫn nhận được sự quan tâm từ nhiều chủ đầu tư hiện nay.

So sánh hệ thống điện năng lượng mặt trời: mái nhà, mặt đất và điện mặt trời nổi

Tiêu chí Điện mặt trời mái nhàĐiện mặt trời mặt đấtĐiện mặt trời nổi
Khái niệmLà hệ thống điện mặt trời được lắp trên mái nhà, sân thượng,… có công năng độc lập với công suất tối đa là 1MW.Là hệ thống điện mặt trời có các tấm pin được lắp ở khung trên mặt đất.Là hệ thống điện mặt trời có các tấm pin được lắp cố định vào cấu trúc nổi trên mặt nước.
Vị trí lắp đặtMái nhà, sân thượngMặt đấtMặt nước tĩnh lặng như đập nhân tạo, hồ thủy điện, vùng đất ngập nước, vùng biển gần bờ,…
Cấu tạo– Tấm pin mặt trời– Biến tần inverter

– Hệ thống khung giàn giá đỡ áp mái

– Phụ kiện và các thiết bị điện khác: Cáp điện, tủ điện đóng cắt, ống bảo vệ cáp, công tơ 2 chiều…

– Tấm pin mặt trời– Biến tần inverter

– Hệ thống khung giàn giá đỡ trên mặt đất

– Phụ kiện và các thiết bị điện khác: Cáp điện, tủ điện đóng cắt, ống bảo vệ cáp, công tơ 2 chiều…

– Tấm pin mặt trời– Biến tần inverter

– Hệ thống phao nổi, dây chằng, neo hoặc hệ thống khung dàn kim loại và cột đỡ

– Phụ kiện và các thiết bị điện khác: Cáp điện, tủ điện đóng cắt, ống bảo vệ cáp, công tơ 2 chiều…

Chi phíỞ mức trung bìnhỞ mức trung bìnhCao hơn
Ưu điểm– Tận dụng phần mái nhà, sân thượng bỏ trống, ít dùng– Chi phí lắp đặt thấp, tối ưu chi phí

– Chống nóng cho nhà ở, tăng tính thẩm mỹ cho công trình

– Hỗ trợ bảo vệ mái nhà khỏi các tác động của môi trường

– Hạn chế truy cập trái phép của người lạ

– Độ an toàn khi lắp đặt cao

– Bảo trì dễ dàng

– Những người có mái nhà (hướng, diện tích…) không phù hợp vẫn lắp đặt được.

– Không tốn đất

– Hiệu suất phát điện tăng

– Góp phần bảo vệ môi trường và nguồn nước

– Tận dụng được cơ sở hạ tầng của các dự án thủy điện

Nhược điểmMái nhà có diện tích đủ lớn, đủ điều kiện lắp đặt– Chi phí khung giàn cao– Tốn diện tích đất trống

– Phụ thuộc vào loại đất, địa thế ngôi nhà

– Dễ bị tác động bởi các vật thể lạ

– Chi phí đầu tư lớn– Chỉ phù hợp với hệ thống lớn hoặc rất lớn

– Ở Việt Nam chưa có chính sách hỗ trợ

VŨ SƠN SOLAR – Sự lựa chọn số 1 cho nguồn năng lượng vô tận

VŨ SƠN SOLAR là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Chúng tôi sở hữu hơn 30+ kỹ sư giỏi cùng đội ngũ hơn 100+ công nhân lành nghề, am hiểu về lĩnh vực điện mặt trời. Bên cạnh đó, với hơn 10+ năm kinh nghiệm, chúng tôi là đối tác tin cậy của hơn 1000+ khách hàng, đã từng kinh qua hơn 1200+ dự án lớn nhỏ khác nhau.

dien nang luong mat troi 6
VŨ SƠN SOLAR – Sự lựa chọn số 1 cho nguồn năng lượng vô tận

Chúng tôi cung cấp đa dạng các dịch vụ:

    • Điện mặt trời gia đình
    • Điện mặt trời doanh nghiệp
    • Cung cấp thiết bị, vật tư
    • Dịch vụ bảo trì hệ thống

Không chỉ tại Vũng Tàu, chúng tôi còn là đơn vị lắp đặt điện mặt trời gia đình tại Quảng NgãiBình Định; các khu vực miền Nam; khu vực miền Tây; miền Trung – Tây Nguyên;…

Với mục tiêu mang một giải pháp năng lượng xanh bền vững cho gia đình Việt, VŨ SƠN SOLAR góp phần biến mỗi mái nhà Việt thành một nhà máy phát điện mini, cung cấp điện sạch giá rẻ cho mỗi hộ gia đình, đơn vị kinh doanh, sản xuất, tòa nhà văn phòng hay nhà máy.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bảng báo giá điện mặt trời gia đình tại Vũng Tàu

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG VŨ SƠN

  • Trụ sở chính: 101 Tỉnh lộ 44A, Tt. Long Điền, Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Điện thoại: 0908 936 736 – 02543 842 616
  • Chi nhánh: 1078 Quang Trung, P. Chánh Lộ, TP. Quảng Ngãi, Quảng Ngãi
  • Điện thoại: 090 4499 091 – 02553 726 727
  • Email: info@vusonsolar.vn
  • Website: www.vusonsolar.vn
  • Facebook: fb.com/vusonsolar
4.8/5 - (27 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *