Ngành điện năng lượng tái tạo Pháp được Chính phủ hỗ trợ do dịch COVID-19

Vào ngày 01/4/2020, Chính phủ Pháp đã công bố các chính sách nhằm hỗ trợ các dự án sản xuất điện năng lượng tái tạo, như: duy trì giá mua, gia hạn tiến độ dự án…

dien nang luong tai tao
Ngành điện năng lượng tái tạo Pháp

Đại dịch COVID-19 đã và đang diễn biến rất phức tạp, được dự báo có thể dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế trên toàn cầu nghiêm trọng, thậm chí là khủng hoảng kinh tế sau khi nó gây ra cuộc khủng hoảng về y tế. Nhiều ngành nghề sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có thể là cả ngành điện năng lượng tái tạo. Và ngay cả tại những quốc gia không bùng phát nặng nề dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế vẫn có thể suy giảm mạnh do gặp thị trường tài chính gặp khó khăn.

Từ đầu tháng 3/2020, Pháp và châu Âu nói chung chính thức đối mặt với đại dịch do virus SARS-CoV-2 gây ra. Số ca nhiễm và tử vong tại Pháp tăng lên chóng mặt. Từ ngày 16/3, các trường học trên toàn quốc đã đóng cửa vô thời hạn. Từ 12h ngày 17/3, Pháp đã chính thức phong tỏa toàn quốc trong 15 ngày, tạm ngưng mọi hoạt động không “cấp thiết”. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi sinh thái Pháp Elisabeth Borne đã tuyên bố rằng ‘Pháp sẽ không từ bỏ các mục tiêu đầy tham vọng về phát triển năng lượng tái tạo’. Chính phủ nước này ngày đầu tháng 4 đã công bố một vài biện pháp hỗ trợ dự án sản xuất điện năng lượng tái tạo. Theo đó, sẽ gia hạn cho những dự án bị gián đoạn về mặt tiến độ; tạm hoãn quyết định giảm giá trong 3 tháng ( kể từ ngày 01/4 thì giá mua điện các dự án điện mặt trời áp mái dự kiến hạ); tạm hoãn toàn bộ hoặc một phần các phiên mời thầu theo các giai đoạn.

Trước đó, Pháp đã tăng thêm chi phí hỗ trợ công cho lịch vực điện năng lượng tái tạo, khoảng 7,916 tỷ euro năm 2020 (tăng 1,75% so với năm 2019). Số tiền này được dùng để thanh toán các dịch vụ công, gồm các khoản liên quan đến việc mua lại các nguồn năng lượng tái tạo và hỗ trợ cho thuế quan ở các lãnh thổ hải ngoại. Đây là một phần trong kế hoạch của Pháp nhằm đạt được mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân, cắt giảm thị phần của năng lượng nguyên tử và hướng đến một nước Pháp “không carbon” tới năm 2050. Mục tiêu này đã được đưa ra trong kế hoạch sinh thái Pháp công bố cuối năm 2018.

dien-nang-luong-tai-tao-phap
Nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất châu Âu nằm tại thành phố miền đông nam Piolenc, Pháp (Ảnh internet)

Theo nhận định của Giám đốc Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), Covid-19 gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu nhưng hoàn toàn tận dụng được cơ hội này để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nguồn năng lượng truyền thống sang năng lượng sạch. Ngoài các chính sách hỗ trợ như Pháp đã thực hiện, Chính phủ các nước có thể phân bổ các gói kích thích kinh tế cho phát triển năng lượng sạch bên cạnh dành cho khắc phục hậu quả kinh tế gây ra bởi COVID-19. Theo phân tích của IEA, nếu đầu tư vào điện năng lượng tái tạo nói riêng, năng lượng sạch nói chung để trở thành trung tâm của kế hoạch phát triển quốc gia, nó sẽ mang lại “lợi ích kép”: kích thích nền kinh tế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *