Cách Tính Sản Lượng Điện Mặt Trời

Cách tính sản lượng điện mặt trời như thế nào? Đó là vấn đề nhận được sự quan tâm từ các chủ đầu tư. Sản lượng điện cao hay thấp ở mỗi hệ thống điện khác nhau sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo dõi những chia sẻ dưới đây của VŨ SƠN SOLAR để biết thêm chi tiết nhé!

Cách tính sản lượng điện mặt trời
Cách tính sản lượng điện mặt trời

Cách tính sản lượng điện mặt trời 

Sản lượng điện mặt trời có thể được tính dựa vào số giờ nắng, số kWp, các thiết bị trong gia đình hoặc theo biến tần,… Cụ thể:

Cách tính sản lượng điện mặt trời dựa vào số giờ nắng

Nguồn năng lượng chính để sản xuất ra điện mặt trời chính là ánh nắng mặt trời. Đây chính là chỉ số quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng điện năng lượng mặt trời. Theo đó, số giờ nắng được tính theo công thức:

  • Số giờ nắng (giờ/năm) = số giờ nắng trên 1 ngày (cường độ bức xạ mặt trời, kWh/m2/ngày)  x  365 (ngày)

Bức xạ mặt trời tại Việt Nam khoảng 5 kWh/m2/ngày ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, khoảng 4 kWh/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc. Số giờ nắng ở miền Bắc vào khoảng 1500 -1700 giờ/ năm, còn đối với khu vực miền Nam và miền Trung, con số này rơi vào khoảng 2000 – 2600 giờ/ năm. Số giờ nắng cao, ổn định là điều kiện để Việt Nam phát triển hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Cách tính sản lượng điện mặt trời dựa vào số kWp

Hiệu suất pin mặt trời khoảng 80% bởi nó chịu sự chi phối bởi các yếu tố khác như hiệu suất biến tần, độ nghiêng, hướng lắp đặt,… Ở Việt Nam, số giờ nắng trung bình là khoảng 1700,9 giờ.

Ta có: 1700,9 giờ nắng/năm  x  80% = 1360,72 kWp/năm

Như vậy, sản lượng điện mặt trời được tính bằng công thức:

  • Sản lượng điện mặt trời (kWh/năm) = công suất cực đại (kWp/năm)  x  mức sản suất năng lượng trên công suất cực đại (kWh/kWp)

Ví dụ: Dự án điện mặt trời 8kWp thì nó sẽ tạo ra: 8 x 1360,72 = 10.885,76 kWh mỗi năm.

Cách tính công suất pin mặt trời

Thực tế, cùng một tấm pin nhưng đặt ở vị trí khác nhau sẽ cho mức độ hấp thu năng lượng không giống nhau. Theo đó, công thức tính được thực hiện như sau:

  • Số Wp các tấm pin phải cung cấp = hệ số an toàn (1,3 – 1,5)  x  tổng số Wh toàn tải sử dụng
  • Số lượng tấm pin cần dùng = Số Wp các tấm pin phải cung cấp / số Wp của 1 tấm pin

Ví dụ: 

Trong 1 ngày, một hộ gia đình sử dụng:

  • Tivi công suất 80W dùng 8 giờ, ta có: 80×8=640 wh
  • Hệ thống 5 bóng đèn 20w dùng trong 4 giờ, ta có: 5x20x4=400 wh
  • Quạt 50w dùng trong 2 giờ, ta có: 50×2=100 wh
  • Tủ lạnh 100w dùng trong 24 giờ, ta có: 100×24=2400 wh

Vậy tổng số Wh toàn tải sử dụng trong 1 ngày: 640 + 400 + 100 + 2400 = 3540 Wh 

Như vậy, số Wp các tấm pin mặt trời cần phải cung cấp là: 1,4 x 3540 = 4956 Wp

Cách tính thời gian sử dụng điện của các thiết bị trong gia đình

Công thức tính:

  • AH = (T*W) / (V*pf)

Công thức tính thời gian sử dụng điện của các thiết bị trong gia đình:

  • T = (AH * V * pf) / W

Trong đó:

  • AH: tổng dung lượng của ắc quy 
  • T: thời gian sử dụng hệ thống 
  • W: tổng công suất của Inverter  
  • V: điện thế của bộ nạp  
  • pf = 0.7 hoặc 0.8 (tùy inverter)

cach tinh san luong dien mat troi

Tính toán theo bộ biến tần (inverter)

Công thức tính:

  • Công suất inverter = 125%  x  công suất tải

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại inverter sine chuẩn, có thể dùng để tính toán:

  • Inverter sine chuẩn tần số cao
  • Inverter sine chuẩn tần số thấp (hay inverter dùng tăng phô)

Tự theo dõi sản lượng điện mặt trời hàng tháng

Theo dõi sản lượng điện mặt trời bằng cách xem trực tiếp công tơ điện 2 chiều

Khi lắp đặt điện mặt trời hòa lưới, bạn sẽ được điện lực gắn một công tơ hai chiều để theo dõi sản lượng điện mặt trời. Để xem các chỉ số, ta quan sát một hàng số nhỏ phía trên tay trái, nếu hiển thị:

  • 8.0 – Tổng số kWh đã sử dụng từ lưới điện EVN
  • 8.1 – Số kWh đã sử dụng từ lưới điện EVN ở khung giờ Bình thường
  • 8.2 – Số kWh đã sử dụng từ lưới điện EVN ở khung giờ Thấp điểm
  • 8.3 – Số kWh đã sử dụng từ lưới điện EVN ở khung giờ Cao điểm

*** 3.8.0 – Công suất vô công đã sử dụng từ lưới điện EVN

  • 8.0 – Tổng số kWh mà điện mặt trời đã phát lên lưới điện EVN
  • 8.1 – Số kWh điện mặt trời đã phát lên lưới điện EVN ở khung giờ Bình thường
  • 8.2 – Số kWh điện mặt trời đã phát lên lưới điện EVN ở khung giờ Thấp điểm
  • 8.3 – Số kWh điện mặt trời đã phát lên lưới điện EVN ở khung giờ Cao điểm

*** 4.8.0 – Công suất vô công điện mặt trời đã phát lên lưới điện EVN (VC)

Xem trực tuyến trên trang web điện lực 

Để xem sản lượng điện mặt trời hàng tháng thông qua hệ thống website điện lực, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào website ở khu vực bạn đang sử dụng điện năng
  • Bước 2: Đăng nhập tài khoản
  • Bước 3: Chọn tra cứu thông tin => hóa đơn điện tử
  • Bước 4: Phần điện năng tiêu thụ – chọn xem

Email hoặc SMS

Khi làm thủ tục đăng ký mua – bán điện mặt trời, chủ đầu tư (khách hàng) có thể đăng ký nhận thông báo sản lượng điện mặt trời hàng thánh qua Email hoặc SMS. Tuy nhiên, trong trường hợp chưa đăng ký thì có thể liên hệ với tổng đài chăm sóc khách hàng của điện lực để đăng ký và nhận thông báo qua Email hoặc SMS.

Những yếu tố chi phối sản lượng điện mặt trời

Sản lượng điện mặt trời chịu sự chi phối từ nhiều yếu tố, trong đó, có các yếu tố chính như sau:

Chất lượng thiết bị hệ thống

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại pin với các thương hiệu pin mặt trời khác nhau. Mỗi loại pin có giá thành khác nhau. Theo đó, có 2 loại pin phổ biến là:

  • Pin mono đơn tinh thể
  • Pin poly đa tinh thể

Pin mono có hiệu suất cao hơn nên giá thành sản phẩm cũng cao hơn so với pin poly. Bên cạnh đó, sản lượng điện mặt trời còn phụ thuộc vào một số thiết bị khác như biến tần inverter, dây dẫn điện,…

Cách tính sản lượng điện mặt trời
Mỗi loại pin có chất lượng và giá thành khác nhau

Vị trí lắp đặt

Mỗi khu vực có sự khác biệt về số giờ nắng, nhiệt độ, cường độ ánh sáng, bức xạ mặt trời,… Như đã đề cập, tại Việt Nam, sản lượng điện mặt trời ở khu vực miền Trung và miền Nam sẽ cao hơn so với Bắc Bộ.

Việt Nam thuộc Bắc bán cầu. Do đó, các tấm pin năng lượng mặt trời nên được lắp đặt theo hướng Nam. Với hướng này, các tấm pin mặt trời sẽ đón nhận bức xạ ánh nắng mặt trời tốt nhất. Tuy nhiên, thực tế, không phải công trình nào cũng có mái hướng Nam. Vì vậy, trước khi lắp đặt, bạn cần cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau như kiểu lắp đặt, thêm phụ kiện,… Các hướng lắp pin mặt trời chuẩn nhất theo thứ tự là hướng Nam, tiếp đến là Đông Nam và sau cùng là Tây Nam.

cach tinh san luong dien mat troi 2

Về góc nghiêng, bạn lưu ý:

  • Để tối ưu hóa tổng thể sản xuất quanh năm: Góc nghiêng bằng với vĩ độ của khu vực.
  • Để ưu tiên sản lượng sử dụng vào mùa hè: Góc nghiêng ở vĩ độ của bạn trừ đi 10 độ.
  • Để ưu tiên sản lượng sử dụng vào mùa đông: Góc nghiêng vĩ độ của bạn cộng 10 – 15 độ

Ngoài ra, bạn cần chú ý lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời ở vị trí cao nhất, không bị che khuất bởi bóng râm của cây, của các tòa nhà, hoặc các vật cản,…

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG VŨ SƠN

  • Trụ sở chính: 101 Tỉnh lộ 44A, Tt. Long Điền, Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Điện thoại: 0908 936 736 – 02543 842 616
  • Chi nhánh: 1078 Quang Trung, P. Chánh Lộ, TP. Quảng Ngãi, Quảng Ngãi
  • Điện thoại: 090 4499 091 – 02553 726 727
  • Email: info@vusonsolar.vn
  • Website: www.vusonsolar.vn
  • Facebookfb.com/vusonsolar
5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *