Điện mặt trời nổi: Xu hướng hấp dẫn các nhà đầu tư

Tuy suất đầu tư lớn, phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe,… nhưng điện mặt trời nổi vẫn sở hữu nhiều ưu điểm vượt bậc, được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Nó là hệ thống mang ý nghĩa đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngành năng lượng tái tạo. Vậy điện mặt trời nổi là gì? Tiềm năng phát triển hệ thống điện mặt trời nổi tại Việt Nam như thế nào?… Theo dõi những chia sẻ dưới đây của VŨ SƠN SOLAR để biết thêm chi tiết nhé!

Điện mặt trời nổi
Điện mặt trời nổi: Xu hướng hấp dẫn các nhà đầu tư

Điện mặt trời nổi là gì?

Điện mặt trời nổi (Floating Solar System) là hệ thống điện mặt trời có các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp cố định vào cấu trúc (hệ thống nâng đỡ) nổi trên mặt nước. Thông thường, vị trí được chọn để lắp điện mặt trời nổi là các cùng nước tĩnh lặng như ao, hồ, đập nhân tạo, các hồ xử lý nước thải, vùng đất ngập nước, vùng biển gần bờ,…

Mặc dù suất đầu tư điện mặt trời nổi cao hơn so với các hệ thống điện năng lượng mặt trời khác do phải thêm các chi phí sản xuất, lắp đặt hệ thống phao, neo,…  Tuy nhiên, do dự án dạng này ít chiếm đất, ít gặp phức tạp trong việc thu hồi đất, giúp giảm nước bốc hơi trong hồ… nên nhiều nhà đầu tư đang quan tâm tìm hiểu và khai thác.

Điện mặt trời nổi
Vị trí được chọn để lắp điện mặt trời nổi là các cùng nước tĩnh lặng

Cấu tạo hệ thống và các thông số kỹ thuật cần được đảm bảo

Cấu tạo

Cấu tạo điện mặt trời nổi gồm:

  1. Hệ thống nổi bao gồm ụ nổi, phao, bè…
  2. Hệ thống neo có chức năng giữ các ụ nổi, phao, bè…
  3. Các tấm pin năng lượng mặt trời (solar panel).
  4. Khung, giá đỡ tấm pin năng lượng mặt trời.
  5. Dây cáp, hộp nối chuyên dụng không thấm nước…
  6. Bộ chuyển đổi điện DC – AC Inverter hòa lưới.
  7. Trạm biến áp.
  8. Đồng hồ điện 2 chiều.
Điện mặt trời nổi
Hệ thống điện năng lượng mặt trời nổi nhìn từ trên cao

Các yêu cầu về thông số kỹ thuật

Để mang lại hiệu quả cũng như sản lượng điện, bạn cần đảm bảo một số yêu cầu về kỹ thuật sau:

  1. Hệ thống ụ nổi, phao, bè đảm bảo kín, không thấm nước, tuổi thọ trên 20 năm.
  2. Hệ thống neo giữ ụ nổi, hệ khung giá cố định pin đảm bảo chắc chắn,… để chống lại các yếu tố thiên tai như sóng gió, mưa, bão, dòng chảy…
  3. Đảm bảo hệ thống cách điện hoàn toàn với mặt nước.
  4. Sử dụng dây cáp, hộp nối chuyên dụng chống thấm, chống ăn mòn khi làm việc trong môi trường nước.
  5. Chất lượng các thông số kỹ thuật điện như tần số, điện áp, cân bằng pha, xâm nhập dòng 1 chiều, sóng hài điện áp, nối đất, bảo vệ cần được đáp ứng trong tiêu chuẩn kiểm định.
Điện mặt trời nổi
Hệ thống ụ nổi, phao, bè đảm bảo kín, không thấm nước

Ưu điểm của hệ thống điện mặt trời nổi

Tiết kiệm nguồn tài nguyên đất 

Với hệ thống điện mặt trời mặt đất, chủ đầu tư cần mua/ thuê đất, gây nhiều khó khăn, đặc biệt là trong thời điểm giá bất động sản đang cao. Chưa hết, nếu áp dụng hệ thống điện mặt trời mặt đất, chủ đầu tư cần tốn chi phí san lấp mặt bằng, đặt nền móng,….

Trong khi đó, hệ thống điện mặt trời nổi sản lượng tương đương có thể khai thác diện tích trống của các công trình hồ xử lý nước thải, đập thủy điện,… Đồng thời, lắp điện mặt trời nổi giúp làm giảm ảnh hưởng đến diện tích đất ở của người dân và đất sản xuất nông nghiệp.

Tăng hiệu suất phát điện

Nhiệt độ của tấm pin thường cao hơn nhiệt độ môi trường khoảng 25 độ C. Khi nhiệt độ của các modules pin mặt trời tăng sẽ làm cho hiệu suất biến đổi quang điện của hệ thống giảm. Vì vậy, nếu lắp các tấm pin trên mặt nước thì nhiệt độ sẽ bằng nhiệt độ môi trường hoặc thấp hơn.

Theo các chuyên gia, các khối nước phía dưới sẽ làm mát các tấm pin và giúp làm tăng 11 – 12% (thậm chí là 50%) hiệu suất phát điện và 15 – 20% sản lượng điện khi phải liên tục hoạt động dưới nhiệt độ cao. Việc tăng hiệu suất phát điện này có ý nghĩa rất lớn đối với những nơi có mật độ dân số cao.

dien mat troi noi

Bảo vệ môi trường và nguồn nước

Hệ thống điện năng lượng mặt trời nổi giúp hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu xuống nước, góp phần làm giảm  70% lượng nước bốc hơi, hao hụt. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với những nơi thường xuyên xảy ra hạn hán, các hồ nuôi trồng thủy sản,…

Ngoài ra, những tấm pin mặt trời còn tạo bóng râm, che phủ mặt nước, giúp làm hạn chế sự phát triển của các tảo nở hoa gây ô nhiễm nguồn nước, làm tăng lượng oxy trong nước. Nhờ đó, chủ đầu tư sẽ tiết kiệm được chi phí cải tạo nguồn nước ngọt.

Tận dụng được cơ sở hạ tầng của các dự án thủy điện

Khi đầu tư vào hệ thống điện năng lượng mặt trời nổi, bạn có thể tận dụng được các cơ sở hạ tầng sẵn có như đập thủy điện, hệ truyền tải điện, các thiết bị điều khiển, điểm đầu nối, máy biến thế,…

Bên cạnh đó, điện mặt trời nổi còn giúp hệ thống thủy điện vận hành linh hoạt hơn, gia tăng sản lượng điện. Sự kết hợp giữa hai hệ thống này giúp cho việc sử dụng cơ sở truyền dẫn hiện có tốt hơn. Chủ đầu tư có thể quản lý sự chuyển đổi từ phát điện mặt trời sang nguồn điện khác (trong thời điểm không có nắng) một cách hiệu quả.

Dien mat troi noi 3
Điện mặt trời nổi còn giúp hệ thống thủy điện vận hành linh hoạt hơn, gia tăng sản lượng điện

Nhược điểm của hệ thống điện mặt trời nổi

Chi phí đầu tư lớn

Với hệ thống điện mặt trời nổi, chủ đầu tư cần phải chịu thêm các khoản chi phí như: lắp đặt hệ thống phao, neo; các thiết bị điện cần linh hoạt hơn;… Theo các chuyên gia, dự toán cho chi phí này chiếm 1/3 chi phí đầu tư. Hơn nữa, điện mặt trời nổi là công nghệ mới, đòi hỏi chủ đầu tư cần có các thiết bị chuyên dụng và đội ngũ kỹ sư chuyên trách hỗ trợ cao hơn so với các hệ thống khác.

Chỉ phù hợp với hệ thống lớn

Hệ thống điện mặt trời nổi thường được lắp đặt với quy mô lớn, gồm hàng trăm đến hàng nghìn tấm pin mặt trời. Vì thế, hệ thống chỉ thích hợp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn. Trong khi đó, với hệ thống điện mặt trời áp mái, bạn chỉ cần lắp đặt khoảng vài chục tấm pin, thích hợp cho các hộ gia đình, các nhà xưởng, doanh nghiệp,…

Bên cạnh đó, vì áp dụng công nghệ mới, ở giai đoạn đầu của sự phát triển, nên hệ thống điện mặt trời nổi vẫn chưa phát triển ở Việt Nam.

Tiềm năng phát triển hệ thống điện mặt trời nổi tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên rất thích hợp để đầu tư, phát triển điện mặt trời nổi. Nước ta sở hữu đường bờ biển dài, gồm nhiều sông hồ, đặc biệt là hệ thống các hồ thủy điện đang hoạt động. Trong đó, lưu vực sông Hồng có 900 hồ nước lớn nhỏ, 1.300 đập dâng; lưu vực sông Hương có 100 hồ chứa các loại; lưu vực sông Đồng Nai có 406 hồ chứa,… Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc triển khai các dự án điện mặt trời nổi.

Theo đó, dự án điện mặt trời nổi đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng tại hồ Đa Mi (Bình Thuận) đã đi vào hoạt động từ tháng 5/2019. Với công suất 47,5 MW, tổng mức đầu tư khoảng hơn 1.500 tỉ đồng, điện năng sản xuất bình quân dự kiến hơn 69 triệu kWh/năm đầu tiên.

VŨ SƠN SOLAR – Đơn vị lắp điện mặt trời uy tín, chất lượng trên toàn quốc

Điện mặt trời nổi là hệ thống tiềm năng, là xu hướng được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả, doanh nghiệp cần tính toán kỹ lưỡng các yếu tố như khu vực lắp đặt, mức chi phí, các vấn đề đa dạng sinh học, tác động của sóng, gió, độ mặn,…

Trải qua hơn 10+ kinh nghiệm, sở hữu đội ngũ hơn 30+ kỹ sư, là đối tác tin cậy của hơn 1000+ khách hàng,…. Vũ Sơn Solar xứng đáng là địa chỉ lắp điện mặt trời uy tín mà bạn tin tưởng và lựa chọn.

Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm và dịch vụ bởi:

  • Quy trình làm việc chỉn chu, chuyên nghiệp, nhanh chóng
  • Cung ứng các sản phẩm thuộc hệ thống điện mặt trời trọn bộ chính hãng, uy tín
  • Chính sách bảo hành rõ ràng, lên đến 12 năm và 25 năm đối với pin năng lượng mặt trời
  • Cam kết giá tốt nhất thị trường

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!  

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG VŨ SƠN

  • Trụ sở chính: 101 Tỉnh lộ 44A, Tt. Long Điền, Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Điện thoại: 0908 936 736 – 02543 842 616
  • Chi nhánh: 1078 Quang Trung, P. Chánh Lộ, TP. Quảng Ngãi, Quảng Ngãi 
  • Điện thoại: 090 4499 091 – 02553 726 727
  • Email: info@vusonsolar.vn
  • Website: www.vusonsolar.vn
  • Facebook: fb.com/vusonsolar
5/5 - (6 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *