Thiết Kế Hệ Thống Điện Mặt Trời Với 7 Bước

Thiết kế hệ thống điện mặt trời giữ vai trò rất quan trọng, giúp hỗ trợ việc lắp đặt, đấu nối chính xác hơn, tiết kiệm tối đa thời gian và công sức hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, việc thiết kế hệ thống điện mặt trời còn giúp quá trình bảo trì, bảo dưỡng được thực hiện đơn giản hơn, nhanh chóng hơn. Sau đây là các bước thiết kế hệ thống điện mặt trời mà người dùng nên tham khảo.

thiết kế hệ thống điện mặt trời
Thiết kế hệ thống điện mặt trời tại Vũ Sơn Solar

Thiết kế hệ thống điện mặt trời với 7 bước cơ bản

Hệ thống điện mặt trời rất phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là các địa phương tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Để mang lại hiệu quả lâu dài cũng như hạn chế tối đa các sự cố đáng tiếc xảy ra, đơn vị lắp đặt cần thiết kế hệ thống một cách chỉn chu nhất. Sau đây là các bước thiết kế hệ thống điện mặt trời cơ bản nhất, bao gồm:

Xác định lượng điện tiêu thụ hàng tháng

Đây là yếu tố đầu tiên trong thiết kế hệ thống điện mặt trời mà người dùng cần tính toán kỹ lưỡng. Trước khi quyết định lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, người dùng cần tính được lượng điện tiêu thụ trung bình hàng tháng để tính công suất phù hợp. Điều này giúp tránh được trường hợp lắp đặt hệ thống có công suất quá nhỏ hoặc quá lớn, gây lãng phí.

Bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ, tư vấn từ đơn vị lắp điện mặt trời chuyên nghiệp. Họ là những người giàu kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn cao, giúp bạn tính toán được lượng điện tiêu thụ hàng tháng của gia đình, doanh nghiệp,…

Lượng điện tiêu thụ hàng tháng = Tổng lượng điện tiêu thụ trung bình của các thiết bị trong 1 ngày x 30 ngày.

thiết kế hệ thống điện mặt trời
Xác định lượng điện tiêu thụ hàng tháng là bước đầu tiên trong thiết kế hệ thống điện mặt trời

Tính tổng lượng điện do hệ thống điện mặt trời tạo ra

Lượng điện do hệ thống tạo ra nên chiếm khoảng 80% tổng lượng điện tiêu thụ. Như vậy, chi phí đầu tư không lớn, thời gian hoàn vốn nhanh. Bạn cần lưu ý đến các yếu tố thời tiết, thời gian, vị trí tấm pin,…

Tính số lượng tấm pin mặt trời cần dùng

Bạn có thể dễ dàng tính được số tấm pin cần lắp đặt thông qua tổng công suất. Để tính số tấm pin, bạn lấy tổng công suất của hệ thống chia cho công suất 1 tấm pin. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý đến diện tích lắp đặt để quy đổi ra số tấm pin cần thiết cho dự án.

Số lượng tấm pin mặt trời = Tổng công suất của hệ thống pin mặt trời/ công suất của mỗi tấm pin

Ví dụ: Gia đình lắp hệ thống 8kWp. Tấm pin có công suất 440W. Như vậy, số tấm pin cần dùng là: 8.000/440 = 19 tấm pin.

Để hệ thống đạt hiệu suất tối ưu, số lượng tấm pin còn phụ thuộc vào loại inverter sử dụng (số MPPT, số string/MPPT,…), mặt bằng lắp đặt tấm pin (diện tích, các hướng mái, độ dốc từng mái,…)

thiết kế hệ thống điện mặt trời
Trong thiết kế hệ thống điện mặt trời, bạn cần tính toán số lượng tấm pin để hạn chế tình trạng mua thừa hoặc thiếu, gây tốn thời gian, công sức

Tính số lượng inverter

Hệ thống lớn sẽ cần số lượng inverter nhiều hơn để truyền tải điện năng tốt nhất. Với hệ thống điện mặt trời hòa lưới, người dùng không cần battery.

Số lượng inverter = Công suất hệ thống/công suất inverter

Ví dụ: Về mặt lý thuyết, nếu bạn định sử dụng inverter có công suất 5kW cho hệ thống điện mặt trời 8kWp thì số inverter phải sử dụng là: 8/5 = 1.6. Như vậy, số inverter cần dùng cho hệ thống này là  2 inverter.

Thông thường, công suất cực đại phía DC của tấm pin chỉ đạt tối đa 80-85%. Do đó, nhà sản xuất thường khuyến cáo lựa chọn công suất inverter tối thiểu bằng 80% công suất tấm pin. Bạn có thể xem công suất tấm pin tối đa được NSX khuyến cáo trong datasheet hoặc tem nhãn inverter.

Ngoài ra, công suất inverter rất đa dạng, do đó, bạn có thể lựa chọn loại inverter phù hợp để hạn chế chi phí khi mua nhiều inverter.

 

thiet ke he thong dien mat troi 2

TIP: Inverter 10kW có giá thành chỉ cao hơn 1,5 lần so với inverter 5kW.

Thiết kế hệ thống lưu trữ

Nếu bạn muốn lắp đặt hệ thống hòa lưới có lưu trữ (hybrid) để có thể sử dụng được điện mặt trời vào ban đêm và lúc mất điện, bạn cần tính toán và thiết kế hệ thống lưu trữ. Hiện nay, đa số hệ thống lưu trữ điện mặt trời sử dụng pin lithium với chất lượng và tuổi thọ rất cao.

Vì hệ thống lưu trữ dùng trong trường hợp ban đêm và lúc mất điện, do đó, bạn phải xác định được các thiết bị cần thiết sử dụng trong lúc này và lượng điện tiêu thụ của chúng.

Dung lượng pin lưu trữ = Công suất thiết bị x số giờ sử dụng x số lượng thiết bị (kWh)

TIP: Bạn có thể xác định lượng điện tiêu thụ ban đêm của gia đình bằng cách xem chỉ số điện trên công tơ điện vào buổi chiều tối và sáng hôm sau.

Sau khi có được dung lượng pin lưu trữ cần thiết, bạn cần tính được số lượng pack pin lithium cần thiết. Trên thị trường thường có các loại pin lithium có dung lượng 5kWh (51.2V-100Ah) và 10kWh (51.2V-200Ah):

Số lượng pack pin lithium = Dung lượng pin lưu trữ / Dung lượng pack pin lithium

 

z3333250681072 06213898bcc3a7feb15bd39661fbf21e

TIP: Bạn có thể dễ dàng nâng cấp thêm pack pin lithium trong tương lai, do đó, bạn nên sử dụng ít pack pin ban đầu và xem mức độ phù hợp để quyết định có nên bổ sung thêm pin lithium hay không.

Thiết kế sơ đồ hệ thống điện mặt trời

Sau khi đã xác định được số thiết bị trong hệ thống, bạn cần thiết kế sơ đồ lắp đặt hệ thống. Sơ đồ phải thể hiện rõ các thiết bị cần dùng, vị trí lắp đặt, khoảng cách và sự liên kết giữa các thiết bị trong hệ thống, các thiết bị bảo vệ cần thiết (cắt lọc sét, CB,…). Đây chính là cơ sở để bạn lắp đặt hệ thống đúng kỹ thuật và hoạt động hiệu quả. Đây cũng là một trong các bước thiết kế hệ thống điện mặt trời quan trọng, là yếu tố giúp cho việc bảo trì, bảo dưỡng sau này được đơn giản hơn.

12 2019 10

Thiết kế hệ thống khung đỡ tấm pin

Đây cũng là bước thiết kế hệ thống điện mặt trời áp mái không thể bỏ qua. Khung đỡ tấm pin thường được cấu tạo từ xà gồ thép/nhôm, bu lông, ốc vít…Bộ phận này có tác dụng nâng đỡ các tấm pin mặt trời nên cần có sự chắc chắn, vững chãi. Do đó, bạn cần chọn các loại vật liệu khung chắc chắn, có độ bền cao, chống gỉ sét.

7 2019 6

Đơn vị thiết kế hệ thống điện mặt trời, lắp điện mặt trời uy tín

Với mục tiêu mang một giải pháp năng lượng xanh bền vững cho gia đình Việt, VŨ SƠN SOLAR góp phần biến mỗi mái nhà Việt thành một nhà máy phát điện mini, cung cấp điện sạch giá rẻ cho mỗi hộ gia đình, đơn vị kinh doanh, sản xuất, tòa nhà văn phòng hay nhà máy.

thiet ke he thong dien mat troi 4
Vũ Sơn Solar – Đơn vị thiết kế hệ thống điện mặt trời, lắp đặt điện mặt trời dân dụng uy tín

Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm và dịch vụ bởi:

  • Quy trình làm việc chỉn chu, chuyên nghiệp, nhanh chóng
  • Cung ứng các sản phẩm thuộc hệ thống điện mặt trời trọn bộ chính hãng, uy tín
  • Chính sách bảo hành rõ ràng, lên đến 12 năm và 25 năm đối với pin năng lượng mặt trời
  • Cam kết giá tốt nhất thị trường

Trải qua hơn 10+ kinh nghiệm, sở hữu đội ngũ hơn 30+ kỹ sư, là đối tác tin cậy của hơn 1000+ khách hàng,…. Vũ Sơn Solar xứng đáng là địa chỉ lắp đặt điện mặt trời uy tín nhất tại Vũng Tàu, Quảng Ngãi và trên toàn quốc.

Quy trình lắp điện mặt trời tại Vũ Sơn Solar

Quy trình lắp điện mặt trời tại Vũ Sơn Solar được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin, tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng.
  • Bước 2: Khảo sát thự tế, đưa ra những phương án lắp đặt hiệu quả nhất, tối ưu chi phí cho khách hàng.
  • Bước 3: Lên thiết kế 3D, ký hợp đồng
  • Bước 4: Tiến hành thi công lắp đặt
  • Bước 5: Nghiệm thu, thanh toán
  • Bước 6: Bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật
thiết kế hệ thống điện mặt trời
Quy trình thiết kế hệ thống điện mặt trời áp mái, lắp điện mặt trời chuyên nghiệp, chỉn chu

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất! 

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG VŨ SƠN

  • Trụ sở chính: 101 Tỉnh lộ 44A, Tt. Long Điền, Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Điện thoại: 0908 936 736 – 02543 842 616
  • Chi nhánh: 1078 Quang Trung, P. Chánh Lộ, TP. Quảng Ngãi
  • Điện thoại: 090 4499 091 – 02553 726 727
  • Email: info@vusonsolar.vn
  • Website: https://vusonsolar.vn/
  • Facebookhttps://fb.com/vusonsolar
4.3/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *