Tương quan Cơ chế điện mặt trời tại 2 thành phố: Hồ Chí Minh vs California

Định hướng phát triển điện mặt trời ở thành phố Hồ Chí Minh

Thông tin về các hoạt động của Tổng Công ty Điện lực TP HCM trong 3 tháng đầu năm, chiều 24-4, ông Phạm Quốc Bảo, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực TP HCM, cho biết TP đang triển khai mạnh mẽ các chương trình tuyên truyền, vận động khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, tập trung hướng đến việc lắp đặt các hệ thống điện mặt trời đấu lưới.

post
Đo đạc hệ thống điện mặt trời tại tp. HCM – ảnh Vũ Sơn Solar

Theo ông Bảo, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 274 khách hàng tại TP HCM lắp đặt hệ thống điện mặt trời nối lưới với tổng công suất 3.617 kWp, trong đó 245/274 khách hàng đăng ký bán lại phần điện dư cho ngành điện. Dự kiến trong năm 2018, Tổng Công ty Điện lực TP HCM sẽ vận động khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà với tổng công suất toàn địa bàn là 5 MWp. Chi phí đầu tư điện mặt trời khoảng 22-30 triệu đồng/kWp. Cũng theo ông Bảo, TP HCM có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển điện mặt trời đấu lưới. Thành ủy đã giao Tổng Công ty Điện lực TP HCM nghiên cứu, đề xuất hướng mua điện mặt trời, giá thành điện mặt trời đấu lưới đã giảm mạnh so với vài năm trước. Hệ thống pháp lý cho điện mặt trời cũng đã hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số vướng mắc trong việc mua điện mặt trời từ dân. Chẳng hạn, người dân bán điện cho ngành điện nhưng không xuất được hóa đơn GTGT…
Theo thống kê của Bộ Công Thương, TP HCM có cường độ bức xạ mặt trời trung bình khá cao (đạt 1.581 kWh/m2/năm), tương ứng 4,3 kWh/m2/ngày. Mỗi năm TP HCM có 300 ngày nắng, độ bức xạ vào loại cao nhất nước do đó có nhiều lợi thế để khai thác năng lượng điện mặt trời. Nếu khai thác ở mức tối đa từ các chung cư cao tầng, nhà dân, công suất có thể lên đến 1.000 MWp. Đây sẽ là nguồn điện dự phòng tại chỗ, đặc biệt trong những tháng cao điểm mùa khô.
Trung bình một hộ gia đình nếu sử dụng khoảng 500 kWh/tháng (khoảng 1 triệu đồng tiền điện/tháng, chưa thuế), chỉ cần đầu tư hệ thống điện mặt trời với công suất khoảng 4 kWp, đồng thời có khoảng trần phẳng khoảng 32 m2 (8 m2/kWp) để hấp thụ ánh nắng mặt trời. Được biết, cơ chế mua bán điện mặt trời của Tập đoàn Điện lực Việt Nam chính thức có hiệu lực từ tháng 10-2017. Khách hàng triển khai hòa lưới điện sẽ được ngành điện hỗ trợ thủ tục và lắp đặt miễn phí công-tơ 2 chiều để đo đếm sản lượng điện mặt trời phát ra. Điện mặt trời bán cho ngành điện có giá 2.086 đồng/kWh trong 20 năm đối với các dự án điện mặt trời hòa (nối) lưới có thời gian vận hành trước ngày 30-6-2019.

Trong khi đó ở đất nước phát triển bậc nhất thế giới thì thành phố California đang chuẩn bị triển khai cơ chế bắt buộc về điện mặt trời 

solar vũ sơn

California đã trở thành tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ bắt buộc các căn nhà và chung cư được xây dựng sau ngày 1/1/2020 phải lắp đặt pin mặt trời.
Ủy ban Năng lượng California đã nhất trí phê duyệt kế hoạch, đánh dấu một bước tiến lớn của tiểu bang hướng tới việc chấm dứt khí thải nhà kính.
Luật tiểu bang yêu cầu đến năm 2030, 50% nguồn điện phải đến từ các nguồn không thải carbon.
Yêu cầu này vẫn phải đợi sự chấp thuận từ Ủy ban Tiêu chuẩn Xây dựng.
Phe phản đối nhanh chóng chỉ ra rằng quy hoạch này nâng chi phí nhà cửa lên từ 8.000 đôla đến 12.000 đôla.
Tuy nhiên, Ủy ban Năng lượng ước tính rằng chủ nhà sẽ chỉ phải trả thêm 40 đô la cho khoản thanh toán thế chấp hàng tháng, đồng thời, còn tiết kiệm được $80 chi phí sưởi ấm, làm mát và chiếu sáng mỗi tháng.
Yêu cầu mới này cho phép các trường hợp ngoại lệ khi hệ thống năng lượng mặt trời không khả thi hoặc hiệu quả về chi phí, chẳng hạn như các ngôi nhà nằm hoàn toàn dưới bóng râm.
Bên xây dựng sẽ lựa chọn các tấm pin mặt trời phù hợp cho từng ngôi nhà hoặc xây dựng các hệ thống điện dùng chung cho nhiều nhà khác nhau.
Các chủ nhà hiện tại sẽ bị yêu cầu thêm lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời, mặc dù nhiều người trong tiểu bang đã lắp đặt nhờ các chương trình giảm giá của chính phủ.
California đã đầu tư hơn 42 triệu đô la vào năng lượng mặt trời cho đến nay, và quy hoạch này có thể sẽ thúc đẩy hơn nữa cho ngành công nghiệp năng lượng mặt trời trên toàn tiểu bang.
Hiệp hội Công nghiệp Năng lượng Mặt trời (SEIA) đã xếp California là bang hàng đầu ở Mỹ về năng lượng mặt trời.
Gần 16% điện của tiểu bang năm ngoái đến từ năng lượng mặt trời.
Abby Hopper, chủ tịch SEIA, cho biết trên Twitter rằng nhiệm vụ của California thể hiện “rằng việc thúc đẩy năng lượng mặt trời gia đình là phù hợp”.
Hiệp hội Công nghiệp Xây dựng California đã làm việc với Ủy ban Năng lượng về tiêu chuẩn mới hơn 10 năm qua, theo ABC News.
Ủy ban Tiêu chuẩn Xây dựng dự kiến sẽ đưa ra quyết định vào cuối năm nay.
Lynn Jurich, người đồng sáng lập công ty lắp đặt năng lượng mặt trời Sunrun, nói với tờ New York Times rằng việc mở rộng thị trường lớn như thế này khiến nó “rất hiệu quả về chi phí”.
Bà Jurich nói với tờ Times rằng: “Và cũng là cảm giác tự do rất Mỹ khi chúng ta sản xuất điện từ trên chính mái nhà của mình”.
“Và đó là một ví dụ khác cho thấy California đang tạo bước tiên phong.”
California đã vượt tiến độ so với các mục tiêu năng lượng dài hạn của mình: Ủy Ban Tiện Ích Công Cộng California đã báo cáo rằng họ có thể sẽ đạt được mục tiêu 2030 trước 10 năm so với lịch trình.

Nhưng chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ trong nền công nghiệp sản xuất điện tái tạo

Với cơ chế mới về điện mặt trời, chúng ta có quyền hy vọng sẽ đổi mới được sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, giảm thiểu ô nhiễm. Việt Nam đang là quốc gia có tiềm năng rất lớn về phát triển và khai thác điện mặt trời. Trong tương lai không xa chúng ta sẽ chủ động trong việc sản xuất điện năng dựa trên nhiều phương thức khác nhau.

post2
Cơ chế của BCT trong tương lai

 

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *